Hơn 10 năm làm giảng viên đại học tại Phu Xuan University, có một công thức mà có lẽ suốt đời tôi không bao giờ quên được. Tôi vẫn luôn nói với sinh viên yêu quý của tôi về công thức đặc biệt này những lúc có thời gian trò chuyện với các em. Công thức đó là: ĐẠI HỌC = “TỰ HỌC”
Mỗi lần nghe đến hai chữ “ TỰ HỌC”, thì hình ảnh một ông giáo già với cặp kính dày cộm, dáng đi hơi khòm nhưng rất hoạt bát, mạnh mẽ và gương mặt rất vui vẻ, đầy trìu mến lại hiện lên trước mắt tôi. Đó chính là hình ảnh của thầy Nguyễn Đình Ngộ, nguyên hiệu trưởng tài xỉu trực tuyến . Thầy chính là người thầy đầu tiên cho tôi biết được công thức quý giá này. Hình như năm nào cũng vậy, cứ đúng ngày khai giảng là Thầy lại kể câu chuyện về tầm quan trọng của việc “TỰ HỌC” cho giảng viên và sinh viên chúng tôi nghe và kết thúc bài nói chyện bằng một công thức to đùng trên tấm bảng: ĐẠI HỌC = “TỰ HỌC” . Vâng, đúng là cùng một câu chuyện nhưng mỗi năm nghe câu chuyện đó lại để lại trong lòng tôi những cảm xúc thật khác nhau.
Thế nào là tự học?
Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất khác của mình, cả động cơ và tình cảm, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành sở hữu của mình. Có thể nói một cách ngắn gọn tự học là quá trình tư duy độc lập để khám phá và sáng tạo.
Có nhiều cách tự học như: tự mình mò mẫm (người học không có điều kiện đi học, các tri thức họ có được là do sự tìm tòi trải nghiệm của chính bản thân họ trong cuộc sống), tự học không cần thầy hướng dẫn (người học đã có một trình độ học vấn nhất định, đã có một thời gian dài học với thầy), tự học với sự hướng dẫn của thầy (hoạt động tự học này gắn với quá trình dạy học). Đối với Sinh viên, hoạt động tự học gắn liền với sự hướng dẫn của thầy. Họat động này sẽ diễn ra ở hai phạm vi: tự học trên lớp và tự học ngoài giờ lên lớp.
Tại sao sinh viên phải tự học?
Tự học có một vai trò hết sức quan trọng. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời, tự học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học.Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng học tập của sinh viên.
Do phương pháp học tập ở đại học khác cơ bản so với phương pháp học ở phổ thông, ở đại học không có sự kiểm tra hàng ngày của giáo viên nên việc học tập của sinh viên phần lớn là tự học. Đó là hoạt động diễn ra liên tục, trong một phạm vi lớn nhằm lĩnh hội rất nhiều tri thức. Có thể nói: Bản chất của công việc tự học của sinh viên đại học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học. Nói khác đi, việc tự học ngoài lớp học đóng vai trò trọng yếu ở đại học.
Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu tri thức mới của sinh viên, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc tự học cho sinh viên. Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý.Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên.Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân sinh viên thì kết quả không thể cao cho dù có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay). Theo Aditxterrec: “Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học sinh. Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tuệ của bản thân”.
Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho sinh viên. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên.
Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế – xã hội. Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Do đó, việc tự học không nên chỉ giới hạn trong các giờ học trên lớp, với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.
Làm thế nào để việc tự học thực sự có hiệu quả?
Trước hết người học cần rèn luyện cho bản thân thái độ học tập thật nghiêm túc. Chỉ với thái độ học tập nghiêm túc thì việc tự học mới có thể phát huy hết hiệu quả của nó mọi nơi, mọi lúc được. Nguyên tắc vàng đối với những người muốn phát triển khả năng tự học chính là tính kỷ luật cao. Bởi lẽ, tự học là vấn đề riêng của mỗi người, không có giáo án, không có người giảng dạy, không có quy định thời gian cũng như không có giới hạn hay chuẩn mực nào để đánh giá, kiểm tra. Vậy nên, tính kỷ luật và sự tự giác càng cao, hiệu quả học tập càng lớn.
Tiếp đó là sự say mê học tập và lĩnh hội kiến thức. Sự say mê học tập sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn để luôn mỉm cười và vươn lên trong cuộc sống.
Hãy đọc sách mỗi ngày. Không phải tự nhiên mà sách được ví với “túi khôn” của nhân loại. Đọc sách lịch sử về một vấn đề mà bạn đang quan tâm hoặc lịch sử về các nền văn hóa trên thế giới là một cách học quan trọng. Bởi, hiểu về quá khứ là chìa khóa quan trọng để bạn tiếp thu các thành tựu hiện đại. Đó cũng là lý do vì sao khi học bất kỳ một môn học nào, đặc biệt là bậc đại học, bài học đầu tiên mà các bạn được dạy là nói sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của môn học hoặc ngành học đó. Ngoài tạo ra thói quen đọc sách bổ ích, đọc sách hằng ngày giúp bạn mở mang kiến thức, duy trì tính kiên trì, sự hiếu kỳ với kiến thức và giúp não bộ liên tục hoạt động.
Hãy tự xây dựng cho mình môi trường học. Bạn có thể đăng ký vào các khóa học với môn hoặc ngành học yêu thích, tham gia các buổi hội thảo, đến triển lãm, đi bảo tàng, thư viện, lập nhóm tự học trực tuyến hoặc quy tụ những người bạn có cùng mục đích học tập giống mình. Thay vì học tập theo thời khóa biểu với thầy cô ở trường, bạn hãy dành thời gian để lắng nghe những câu chuyện và kinh nghiệm của người lớn tuổi, những người có trải qua quá trình tự học.
Hãy lắng nghe lời khuyên của người có kinh nghiệm. Ở những người này, bạn có thể học thêm được nhiều mẹo học tập có ích, những cuốn sách cổ quý giá hay những bậc thầy mà bạn có thể đến để thỉnh giáo.
Điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là hãy học trực tuyến.Trong thời đại công nghệ có mặt ở mọi nơi, bạn có thể tận dụng việc học trực tuyến trên bất kỳ thiết bị nào. Đây là một tài nguyên học tập vô hạn, tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian học tập.
Đặc biệt, trong giai đoạn nghỉ học kéo dài do dịch Covid 19 như hiện nay, học trực tuyến hay học online được xem là một giải pháp tối ưu mà phần lớn các quốc gia trên thế giới đang áp dụng. Sinh viên có thể tự học ở nhà một cách linh hoạt mà không cần tập trung ở trường học để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh mà vẫn có thể lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả.