tài xỉu trực tuyến Nền tảng đáng tin cậy

Đã có quá nhiều bài viết định nghĩa về Digital Marketing là gì, tiếp thị kỹ thuật số là gì rồi. Chính vì vậy, bài viết sau sẽ không đi sâu vào định nghĩa. Đơn giản, digital marketing là tập con của ngành marketing. Tiếp thị trên phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số, và tương tác với khách hàng. Vậy, để trở thành một Digital marketer, Fresher hay Intern cần những kỹ năng cơ bản nào để “bước” vào nghề?

Data Analysis

Phân tích dữ liệu là mảng vô cùng quan trọng đối với một marketer nói chung. Đối với digital marketing cũng không ngoại lệ. Phần lớn các hoạt động marketing (tiếp thị) đều diễn ra trên nền tảng số. Các Marketer sẽ dễ dàng tracking được dữ liệu dựa trên các tools (công cụ) để phân tích. Một số công cụ phổ biến và miễn phí mà các bạn fresher có thể tìm hiểu:

Google Analytics

Đối với website, Google Analytics chính là công cụ phổ biến và quan trọng nhất. Đặc biệt công cụ này hoàn toàn free và chỉ cần có website là có thể sử dụng ngay. Chúng giúp bạn đo lường được hành vi người tiêu dùng, lượng người truy cập trang web, lượng người tương tác, số lần click chuột và nhiều chỉ số khác. Tóm lại, Google Analytics là một công cụ đo lường các chỉ số trên website. Giúp các marketer có thể dựa trên số liệu lập báo cáo và đề ra chiến lược cho hướng đi tiếp theo.

Facebook Insight

Facebook Insight là một công cụ có thể coi là không thể thiếu đối với những người muốn theo dõi tương tác người dùng trên các fanpage Facebook của họ. Các quản trị viên trên trang đều có thể sử dụng được Facebook Insight và nó có thể giúp bạn theo dõi số lượng người dùng đang hoạt động trên trang của bạn, từ đó hiểu rõ hơn về hiệu suất của trang. Suy cho cùng, facebook insight cũng là một công cụ giúp cho các marketer có thể làm việc hiệu quả.

Instagram Insight

Cũng giống với facebook, Instagram là một công cụ có sẵn trên nền tảng IG để bạn có thể dễ dàng theo dõi và phân tích các số liệu.

Trên đây là 3 công cụ phổ biến nhất và miễn phí dành cho những bạn fresher có thể tìm hiểu để làm quen và sử dụng cho công việc của mình.

SEO/SEM

SEO (Search engine optimization) và SEM (Search engine marketing) có thể hiểu là chiến lược mà người marketer sẽ dùng keyword để tối ưu hóa sự tìm kiếm. Từ đó lôi kéo được khách hàng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Trong đó SEO là chiến thuật tìm kiếm miễn phí còn SEM là chiến thuật tìm kiếm tính phí.

Ngoài ra để chuyên sâu hơn về SEO, chúng ta cần biết thêm về SEO là công cụ cần liên tục phát triển để theo kịp các thuật toán luôn thay đổi của Google. Nhưng có một điều không đổi, SEO được tạo thành từ các hoạt động trên trang (on-page) và ngoài trang (off-page) như hai trụ cột chính.

Content Marketing

Nội dung (Content) là cái thu hút và tương tác với khách hàng dù cho đó là website, video, social media hay blog. Nó có thể là bất cứ điều gì mà mọi người có thể tìm kiếm online: whitepapers, case studies, sách hướng dẫn và rất nhiều thứ khác nữa. Hiểu rõ các khía cạnh của content, cách tạo ra content, hiệu quả của nó và cách sử dụng tốt nhất sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức khổng lồ đủ để biết về bất cứ vai trò nào trong digital marketing. Bạn cũng cần tìm hiểu content nên được sử dụng như thế nào để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu bao gồm cả trên social media. Là một marketer, bạn rất cần có tư duy về nội dung để có thể chọn hướng đi và chiến lược truyền tải thông điệp về giá trị của sản phẩm.

Quảng cáo PPC (pay per click)

PPC là một hình thức quảng cáo tìm kiếm, bạn phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột đến trang web của bạn

Ngoài Google Ads, Quảng cáo Facebook cũng là một nền tảng PPC phổ biến. Đây là hai sự thật thú vị để bạn suy nghĩ lại:

Design Thinking

Vì sao lại là Thinking mà không phải là Graphic Design hay Web Design? Trước tiên, bạn phải hiểu rõ cốt lõi giá trị của một người làm marketing. Marketer là những người ở giữa những bộ phận chuyên môn hóa, đề ra chiến lược và hướng đi để truyền tải giá trị của sản phẩm. Việc thiết kế hình ảnh đẹp hay thiết kế trải nghiệm người dùng cho web hoặc app của bạn, đây là công việc chuyên môn hóa. Thông thường Graphic Designer và UI/UX designer sẽ đảm nhiệm phần việc chuyên môn này. Vậy thì một bạn fresher marketer chỉ cần trang bị cho mình tư duy tốt về hình ảnh cũng như tư duy về việc trải nghiệm của khách hàng để bạn có thể làm tốt vai trò của mình.

UI/UX Design (user interface, user experience)

Hiểu đơn giản nhất UI/UX design là thiết kế trải nghiệm người dùng. Trong đó UX có nghĩa là quá trình tạo ra các sản phẩm cung cấp trải nghiệm có ý nghĩa và có liên quan cho người dùng. Điều này liên quan đến việc thiết kế toàn bộ quá trình ứng dụng và tích hợp sản phẩm, bao gồm nhiều khía cạnh của thương hiệu (branding), thiết kế (design), khả năng sử dụng (usability) và chức năng (function).

Từ những khái niệm ở trên, bạn có thể hiểu đơn giản đây là một “level” cao hơn của graphic designer. Ở những bước mới vào nghề, thứ bạn cần chỉ là những lý thuyết và tư duy về UI/UX design để có thể giao tiếp với các bạn chuyên làm lĩnh vực này.

Coding/developer

Coding hoặc developer là một lập trình viên hay còn được hiểu là một kỹ sư phần mềm. Đây là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình để bảo dưỡng các chương trình của máy tính. Từ đây bạn có thể thấy đây cũng không hoàn toàn là một kỹ năng cần thiết cho một fresher.

Tóm lại, những kỹ năng trên đều là những thứ một digital marketer cần và nên có. Những kỹ năng khó hơn có thể khi bạn đã “level up” được những chuyên môn trong nghề của mình rồi thì hãy tiếp tục trau dồi bản thân mình. Bạn càng biết nhiều skill thì chính bạn cũng càng trở nên giá trị hơn.

See more


> Tất tần tật về Digital Marketing.

> Phân biệt giữa Digital Marketing và Online Marketing