tài xỉu trực tuyến Nền tảng đáng tin cậy

Trong thời kỳ hội nhập, Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, ngành Công nghệ thông tin đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ. Bài viết sau đây chia sẻ với các bạn về những điều cần biết về ngành Công nghệ thông tin.

1. Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Một cách dễ hiểu hơn, CNTT là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

CNTT hầu như được sở dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất

2. Nhu cầu và cơ hội làm việc của ngành CNTT

Nhu cầu nhân lực ngành CNTT

Vào năm 2019, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin tăng 56%, tương đương với gần 63 ngàn việc làm. Tạp chí Forbes cho biết nhu cầu tuyển dụng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn 2019-2021, gây thiếu hụt khoảng 90.000 nhân lực Công nghệ thông tin trong năm nay và khoảng 190.000 người vào năm 2021. Đều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của ngành Công nghệ thông tin cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực là  rất lớn. Chính vì vậy, đến với ngành Công nghệ thông tin, cơ hội tìm kiếm việc làm luôn rộng mở.

Sinh viên ngành CNTT tham quan thực tế 3S

Cơ hội việc làm của ngành CNTT

  • Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;
  • Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;
  • Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
  • Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo;
  • …..

3. Mức lương trung bình của ngành CNTT

Mức lương cũng là một trong những điểm đáng quan tâm khi quyết định chọn ngành nghề phù hợp. Đới với ngành Công nghệ thông tin, mức lương trung bình của lập trình viên tại Việt Nam dao động 10 – 25 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, ở phân khúc lập trình web, các lập trình viên có mức lương 8 – 13 triệu đồng cho lập trình viên front-end và 11 – 15 triệu đồng cho lập trình viên back-end. Trong khi đó, các vị trí quản lý có mức lương cao dao động 30 – 66 triệu đồng và xu hướng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Nếu lập trình viên có kiến thức và kinh nghiệm về blockchain thì mức lương trung bình có thể sẽ tăng gấp 3 lần do nhu cầu tuyển dụng lớn. Tuy nhiên, nhóm nhân sự này rất khan hiếm, chỉ chiếm 2 – 5% toàn thị trường.

Để phấn đấu có được mức lương cao hơn, hơn 12 triệu đồng, các bạn phải chuẩn bị những kinh nghiệm sẵn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và nếu mong muốn được làm ở những công ty có nước ngoài, bạn hãy đầu tư cho mình một chứng chỉ tiếng Anh thật tốt nhé!

See more


Học Công nghệ thông tin  dễ hay khó?

Những lý do học ngành Công nghệ thông tin

Các trường đạo tạo Công nghệ thông tin ở Huế