Tuy phổ biến nhưng tìm việc Quản trị Khách sạn là cả quá trình không hề đơn giản. Ứng viên phải trả qua nhiều vòng từ gửi CV đến phỏng vấn. Làm thế nào để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng? Hãy cùng PXU khám phá nhé.
Có nhiều yếu tố giúp bạn ghi điểm. Tuy nhiên, một ứng viên QTKS tiềm năng là người biết ăn nói, thân thiện, lịch sự, vẻ ngoài chỉn chu và luôn nở nụ cười.
Tìm hiểu rõ về nhà tuyển dụng
Dành thời gian tìm hiểu về nhà hàng, khách sạn nơi bạn muốn đến. Đây là điều quan trọng, giúp tăng tỉ lệ phỏng vấn thành công. Nếu gặp câu hỏi “Bạn biết gì về chúng tôi?”. Những thông tin này lập tức sẽ trở nên rất hữu ích giúp bạn trả lời câu hỏi dễ dàng. Cuộc phỏng vấn lúc này trở thành cuộc trao đổi sôi nổi giữa ứng viên với nhà tuyển dụng. Chẳng lý do gì mà họ lại không tuyển bạn khi cả hai có tiếng nói chung.
Chú ý vẻ bề ngoài
Có một sự thật là ngoại hình chiếm tới 50% yêu tố tuyển dụng. Và tác động không nhỏ đến ấn tượng đầu khi nhà tuyển dụng thấy bạn. Bạn có thể không có nhan sắc nổi bật nhưng nhất định phải chỉn chu và nghiêm túc. Điều này bao gồm cả trang phục lẫn phong thái. Ăn mặc lịch sự tức là bạn hiểu về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng người phỏng vấn. Điều này cũng giúp bạn tự tin hơn.
Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Cách ứng xử cũng là yếu tố quyết định sự thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Cơ thể của bạn truyền tải nhiều thông tin về mặt cảm xúc. Có thể bạn không biết điều này hoặc biết nhưng khó kiểm soát được. Vì thế, hãy chú ý đến hành động, cử chỉ của mình. Dù là cử chỉ nhỏ nhất trong lúc trao đổi với người phỏng vấn.
Đối với những người có con mắt tinh tường, chỉ cần hành động nhỏ thôi họ cũng đánh giá được con người bạn. Sự tự tin, nụ cười và ánh mắt sẽ là vũ khí giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng.
Giữ sự bình tĩnh và tự tin
Thái độ tự tin sẽ quyết định sự thành bại. Nếu bạn run cầm cập trước nhà tuyển dụng ngay cả khi kiến thức đầy mình thì thật tiếc. Để giữ sự bình tĩnh, hãy luôn nhìn thẳng vào người phỏng vấn để trả lời. Nhắc bản thân thả lỏng tinh thần n và đừng cố gồng lên vì bạn cảm thấy họ đáng sợ. Thực chất, chỉ là một cuộc nói chuyện giữa hai người mà thôi.
Tuyệt đối không nói “Tôi không làm được”
Khi gặp những câu hỏi hóc búa hãy xin thêm thời gian để suy nghĩ thêm. Đừng vội nói “không biết” hoặc “không làm được”, bạn sẽ bị trừ điểm ngay lập tức. Hãy khéo léo trả lời bằng tinh thần cầu thị nhất. Vận dụng kiến thức đã học để liên hệ sang công việc đó. Và, khẳng định bạn sẽ tìm hiểu và có thể làm công việc đó bằng sự cố gắng và nỗ lực nhất.
Biết cách đặt câu hỏi
Đừng để bản thân bị phụ thuộc hoặc đánh giá giống như cái máy chỉ biết chăm chăm trả lời. Cần có sự tương tác ngược với nhà tuyển dụng. Khéo léo đặt các câu hỏi và biến cuộc phỏng vấn thành cuộc trao đổi thân mật, điều này sẽ giúp bạn giữ được tâm lý thoải mái và sự tự tin. Hãy đưa ra những câu hỏi thông minh và trọng tâm thể hiện sự hiểu biết của bạn về công việc cũng như nhà hàng, khách sạn của họ.
Kỹ năng quan sát
Người quản lý cần kỹ năng quan sát nhạy bén, như vậy mới có thể giám sát nhân viên và kịp thời chấn chỉnh sai sót. Là người điều hành, bạn cần chắc chắn rằng nhân viên buồng phòng đang dọn dẹp đúng quy cách, nhân viên nhà bếp đang tuân thủ các điều kiện vệ sinh thực thẩm, nhân viên lễ tân luôn thân thiện với khách,…
Hơn hết, bạn cần biết nhân viên của mình đang làm điều gì sau lưng mình, nếu họ làm sai có thể bạn sẽ phải là người chịu trách nhiệm. Kỹ năng quan sát tốt giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn với mỗi nhân viên trong khách sạn.
Kỹ năng lắng nghe
Nghe người khác nói cũng là một kỹ năng. Bạn cần biết nghe người khác nói, nhất là nhân viên và khách hàng. Nếu không chú ý vấn đề này, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ vấn đề nào đó dẫn đến quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng nơi khách sạn bạn làm việc. Lắng nghe cũng tạo ra môi trường làm việc thân thiện, giúp mọi người gắn kết hơn.
Kỹ năng kiểm soát
Quá trình quản lý bao gồm nhiều công việc khác nhau. Bạn sẽ phải giám sát, theo dõi tất cả các nhân viên từ cách họ làm việc đến thái độ của từng người. Đôi khi bạn sẽ bị căng thẳng và rơi vào trạng thái khó chịu. Vì vậy, cần kiểm soát tâm lý của bạn trước tiên vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của nhân viên và khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp đơn thuần là tạo dựng mối quan hệ, giúp các bên hiểu được đối phương đang nghĩ gì. Bạn cần cho thấy rằng mình hoạt bát, nhanh nhẹn nhưng vẫn rất chín chắn, kỹ càng và không thể “qua mặt”. Giao tiếp giúp bạn mở rộng quan hệ với nhân viên, cho họ biết họ có đang làm việc đúng cách hay không và khuyến khích họ nếu cần. Giao tiếp là khi bạn nở một nụ cười tươi với bất cứ khách hàng nào để họ nhận ra rằng quyết định lựa chọn khách sạn của bạn là đúng đắn.
Xem thêm
> Theo học ngành Quản Trị Khách Sạn có gì thú vị?
> Top 5 lý do khiến “Quản trị Khách sạn” là ngành học của thời đại mới.
> Vì sao ngành Quản trị Khách sạn lại “đắt giá”?
> Top 5 công việc HOT của ngành Quản trị Khách sạn
> HOT NEWS: ĐH Phú Xuân chính thức mở ngành Quản trị Khách sạn
> tài xỉu trực tuyến dành 10 tỷ đồng cấp nhiều học bổng tuyển sinh năm 2021.