Theo thống kê, Việt Nam hiện đang có đến 90% dân số sử dụng smartphone. Hầu hết các sản phẩm/ dịch vụ hiện đều được công nghệ hoá qua các ứng dụng di động. Điều này giúp người dùng thoả mãn nhu cầu của mình chỉ với vài thao tác đơn giản trên smartphone. Đây là cơ hội phát triển lớn cho lĩnh vực lập trình mobile. Nếu bạn đang đứng giữa các lựa chọn nghề nghiệp, hãy thử tìm hiểu về lập trình ứng dụng iOS nhé.
Những ngôn ngữ nào được sử dụng để lập trình iOS?
Objective-C
Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Objective-C được thiết kế từ ngôn ngữ C bổ sung kiểu gọi hàm của ngôn ngữ Smalltalk. Là ngôn ngữ lập trình trên hệ thống Apple iOS và OS X.
Ưu điểm: biên dịch nhanh và mềm mại, tương thích với C và C++, tích hợp Cocoa thư viện mạnh mẽ cho các ứng dụng cảm biến.
Swift
Đây là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng dành cho việc phát triển iOS và OS X. Swift được giới thiệu bởi Apple tại hội nghị WWDC 2014. Đây là ngôn ngữ lập trình được mong đợi sẽ tồn tại đồng thời cùng Objective-C.
Ưu điểm: giúp quá trình phát triển ứng dụng trở nên dễ dàng, nhanh và ổn định hơn. Với khả năng phòng chống lỗi cao, cú pháp rất ngắn và dễ đọc giúp đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng cũng như tăng hiệu quả cho việc bảo trì.
Python
Được phát triển bởi Guido van Rossum vào năm 1991. Loại ngôn ngữ này cung cấp cho người dùng khả năng lập trình động, nguồn mở, hỗ trợ các mô hình phát triển hướng đối tượng cùng nhiều mô hình khác.
Ưu điểm: các lập trình viên thường dùng ngôn ngữ này để tạo thư viện, chức năng app và các tác vụ xử lý backend.
Công cụ lập trình iOS
- Xcode: là IDE chính thức của Apple để phát triển ứng dụng cho tất cả các nền tảng của Apple!
- Flutter: Được tạo bởi Google, Flutter là một khung phát triển ứng dụng di động mã nguồn mở để xây dựng các ứng dụng gốc nhẹ và tương tác cho cả nền tảng iOS và Android.
- TestFlight: Được cung cấp bởi Apple, TestFlight là một trong những công cụ kiểm tra ứng dụng dành cho thiết bị di động tốt nhất giúp Thử nghiệm Beta trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho các nhà phát triển và thử nghiệm ứng dụng iOS.
Đào tạo lập trình iOS tại Đại học Phú Xuân có gì đặc biệt?
Đại học Phú Xuân là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Huế đào tạo ngành Công nghệ Thông tin thực chiến. Ngoài ra, chương trình học mang chuẩn quốc tế với rất nhiều đổi mới:
- Là Đại học tiên phong tại Việt Nam áp dụng mô hình Learning Office – Đi học như đi làm và Project Based Learning – Học tập Dự án với thời lượng thực hành lên đến 60%;
- Chương trình Cử nhân chỉ kéo dài trong 3 năm;
- Chương trình đào tạo gắn kết chặt chẽ Nhà trường – Doanh nghiệp theo chuẩn CDIO;
- Đại học duy nhất tại Huế có đội ngũ Giảng viên Doanh nhân tham gia giảng dạy;
- Cam kết giới thiệu việc làm cho 100% sinh viên sau khi ra trường;
- Sinh viên có hơn 3 tháng làm việc tại Doanh nghiệp trong Học kỳ OJT;
- Cơ sở vật chất hiện đại;
- Môi trường năng động, thân thiện và minh bạch.
Làm thế nào để ứng tuyển ngành Công nghệ Thông tin – ĐH Phú Xuân?
Năm 2021, Đại học Phú Xuân tiếp tục tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin theo hai phương thức:
- Phương thức 1: Xét tuyển bằng học bạ lớp 11 hoặc học bạ HK1 lớp 12 hoặc học bạ cả năm lớp 12: tổng điểm 3 môn (có điểm khu vực, ưu tiên) đạt từ 18 điểm trở lên. Thí sinh đạt từ 16.5 đến dưới 18 điểm đủ điều kiện tham gia vòng phỏng vấn xét tuyển.
- Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm thi THPT: Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 2021 của Bộ GD&ĐT (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT quốc gia).
Thí sinh mong muốn theo học ngành ngôn ngữ Việt Nam học có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn:
- A00: Toán–Lý–Hóa;
- B00: Toán–Hóa–Sinh;
- D01: Toán–Văn–Ngoại ngữ;
- A01: Toán–Lý–Ngoại ngữ.
Thí sinh quan tâm đăng kí tại đây
Xem thêm
> Học công nghệ thông tin cần chuẩn bị gì?
> Ngành Công nghệ thông tin và cơ hội việc làm.
> Chương trình đào tạo cử nhân CNTT 3 năm tại Huế.
> Học bổng 40 triệu đồng dành cho sinh viên Công nghệ thông tin PXU