Trong một chuyến đưa sinh viên đi tham gia chương trình giao lưu quốc tế tại trường Đại học Quảng Tây Trung Quốc, tôi ghé thăm Học viện Sư Phạm Quảng Tây, một trong những cái nôi lâu đời nhất kết nối với ngành Ngôn ngữ Trung ở Huế. Phòng truyền thống của Học viện treo những bức tranh ghi dấu những chặng đường các thầy cô hai nước gieo con chữ cho sinh viên nước ngoài. Tôi chợt nhận ra những bức hình trắng đen được chụp từ những năm 90 của thế kỷ trước, các thầy cô của tôi, có thầy giờ đã khuất núi, các thế hệ lãnh đạo, và cả hình ảnh những khóa sinh viên Việt Nam từng đến đây học, những kỷ niệm xưa ùa về… Và cứ thế các thế hệ sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung có những dịp để trải nghiệm học tập, tìm hiểu những điều mới lạ ở đất nước Trung Quốc.
tài xỉu trực tuyến là một trường đa lĩnh vực, ngành Ngôn ngữ Trung là một ngành được đưa vào giảng dạy từ những ngày đầu trường mới thành lập. Khoa ngoại ngữ – XHNV Đại học Phú Xuân đã kết nối với Học viện Sư Phạm Quảng Tây từ rất sớm. Trong qua trình phát triển, khoa luôn tìm thêm những đối tác mới để sinh viên có thêm những cơ hội trải nghiệm ngôn ngữ trên chính môi trường văn hóa của người bản địa. Những năm gần đây, Trường Hoa Văn Côn Minh đã ghi dấu những kỷ niệm tuổi thanh xuân đầy mộng ước của các sinh viên Ngôn ngữ Trung K11, K12, K13.
Sinh viên Phú Xuân ở vùng đất mới
Các sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung, khi được tin đi Trung Quốc, không khỏi có những cảm xúc vui mừng pha lẫn những băn khoăn. Ông cha ta có câu: “Đi ngày đàng học sàng khôn”, cả phụ huynh và bản thân các em vượt qua những e ngại đắn đo khi đi học nước ngoài để chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho những chuyến đi. Lớp Ngôn ngữ Trung K11 đã để lại ấn tượng sâu sắc đêm giao lưu ngôn ngữ văn hóa quốc tế tại trường Đại học Quảng Tây, hình ảnh tà áo dài trắng tinh khôi tuổi học trò, chiếc nón Huế với hình ảnh cầu Tràng Tiền mới lạ trong thế giới bạn bè bốn phương, hay giải phong cách trong bài thi hùng biện tiếng Trung.
Học từ những chuyến đi
Đi là học, sinh viên được thực tế trong tour trải nghiệm văn hóa: ẩm thực dân tộc Choang, xôi ngũ sắc, đặc sản rượu nếp, thịt nướng; chụp ảnh với các chàng trai, cô gái trong những bộ xiêm áo đậm bản sắc; thực hiện chuyến khám phá ngược về đời sống cư dân ở đây trong đường hầm văn hóa. Khi mùa xuân đã đi qua ở nhiều nơi trên đất Việt, tiết trời tháng tư tại thành phố Vân Nam vẫn rất lạnh, các bạn sinh viên Ngôn ngữ Trung K11, K12 dậy sớm, đến sân trường tham gia luyện thái cực quyền, có bạn thấy mấy bác về hưu múa kiếm điêu luyện, cũng lân la xin chỉ vài đường. Thái cực quyền, thương, kiếm, múa quạt, các điệu nhảy dân tộc, nhảy hiện đại… được đưa vào đời sống, sáng sớm, hoàng hôn, hay những ngày cuối tuần, các công viên, quảng trường, khu sinh hoạt công cộng rộn rã nhạc điệu và bước nhảy, không câu nệ y phục.
Lúc mới sang, các bạn còn bỡ ngỡ, nhưng chỉ một tuần là tìm ra được những địa điểm mới lạ rồi. Các bạn may mắn đến Vân Nam khi mùa xuân vẫn chưa chịu đi, những đàn Hải Âu lượn trắng mặt hồ, tiết trời se lạnh, liễu rũ hồ xanh, sóng nước dập dờn chim bắt bóng. Các bạn còn mua bánh mì dụ chim bay tới, Hải Âu ở đây không ngại gì đứng trên tay, mổ những mẫu bánh mì. Có mấy bạn muốn có tấm ảnh để đời liền gọi cánh thợ ảnh chuyên nghiệp chớp nhoáng những khoảnh khắc đẹp.
Có những chuyến đi, các anh chị sinh viên tình nguyện đến tận của khẩu Hữu Nghị Quan để đón đoàn. Rồi các thầy cô tham gia giảng dạy, những buổi học thư pháp, nghệ thuật cắt giấy, vẽ tranh, thây cô kiên trì hướng dẫn những cô cậu học trò không chuyên, làm sao để có sản phẩm đem về; hướng dẫn các em những kỹ năng đứng lớp, buổi đầu còn e ngại, nhưng buổi thao giảng cuối cùng, sinh viên Phú Xuân mạnh dạn xung phong lên đầu.
Các bạn sinh viên Ngôn ngữ Trung các khóa trước đã ra trường, mỗi bạn có những chọn lựa khác nhau. Có bạn nhân những chuyến đi Trung Quốc, tìm hiểu tiếp tục con đường học vấn của mình, học lên cao hơn ngay tại Trung Quốc, nhiều bạn làm việc ở các công ty nước ngoài, công ty trong nước, ở các lĩnh vực khác nhau.